Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…; Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”; “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

          Thực hiện chủ trương thí điểm Thừa phát lại tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 14/11/2008 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương. Việc thí điểm đã được thực hiện từ 01/7/2009 đến ngày 01/7/2012 tại TP. Hồ Chí Minh. Sau một thời gian triển khai thí điểm, ngày 23/11/2012, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2015.

          Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm, ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về việc thực hiện chế định Thừa phát lại. Nghị quyết đã ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm; chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chính thức chế định này trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

          Công tác Thừa phát lại ngày càng khẳng định địa vị pháp lý cũng như vai trò trong hoạt động tư pháp và xã hội hóa thi hành án dân sự. Đồng thời, góp phần bảo đảm tốt hơn, tối ưu hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của tổ chức trong đời sống dân sự, trong quan hệ với cơ quan Nhà nước và trong các hoạt động tố tụng; Góp phần giảm thiểu áp lực cho Tòa án, cho cơ quan thi hành án, giảm bớt tình trạng án tồn đọng. Hoạt động Thừa phát lại còn góp phần xây dựng và tạo ra môi trường hành lang pháp lý rõ ràng và đảm bảo cho các giao dịch dân sự, kinh tế được thực hiện theo đúng pháp luật, thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển bền vững.

          Văn phòng chúng tôi với nguồn nhân lực tinh thông nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm, tận lực và tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ Thừa phát lại chuyên nghiệp, đặc biệt đối với các tổ chức Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bất động sản, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia các giao dịch một cách “Nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện, chính xác và an toàn về pháp luật”.

          Đội ngũ Thừa phát lại 24/7 với tôn chỉ “Tận tâm – Chuyên nghiệp – Chuẩn mực” trong nghề nghiệp, chúng tôi hiện đang thực hiện các nghiệp vụ sau:

  1. 𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐕𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐠𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧, 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐯𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀𝐦 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐮̛́ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐱𝐞́𝐭 𝐱𝐮̛̉ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜;
  2. 𝐗𝐚́𝐜 𝐦𝐢𝐧𝐡 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐢 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣, 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠;
  3. 𝐓𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐡𝐢 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐁𝐚̉𝐧 𝐚́𝐧, 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐓𝐨̀𝐚 𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣;
  4. 𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐨̂́𝐧𝐠 đ𝐚̣𝐭 𝐜𝐚́𝐜 𝐯𝐚̆𝐧 𝐛𝐚̉𝐧, 𝐠𝐢𝐚̂́𝐲 𝐭𝐨̛̀ 𝐭𝐨̂́ 𝐭𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨̛ 𝐓𝐨̀𝐚 𝐚́𝐧, 𝐂𝐨̛ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐢 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐚́𝐧 𝐝𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣.