Khi tra cứu thông tin về lập Vi Bằng trong hoạt động mua bán đất đai. Nhiều người không khỏi thắc mắc và hoang mang khi thấy các từ khóa như : “Mua nhà thông qua công chứng Vi Bằng”, “Mua bán đất Vi Bằng như ném tiền qua cửa sổ”, “Lừa đảo về việc mua đất thông qua Vi Bằng”, thậm chí có người còn nhận mình là nạn nhân của việc mua bán nhà đất thông qua Vi Bằng… vậy cách hiểu như thế nào là đúng về vai trò của lập Vi Bằng trong các hoạt động mua bán nhà đất? có hay không việc “Lừa đảo về việc mua đất thông qua Vi Bằng”?


Để làm rõ điều này – trước tiên cùng tìm hiểu một số thông tin sau:

Theo quy định của pháp luật hiện nay việc mua bán đất đai hay còn gọi là chuyển quyền sử dụng đất theo đó bên bán sẽ tiến hành các thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên mua. Tại điều 2 thông tư 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT “Hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất” trừ các hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì thẩm quyền thực hiện việc kí kết hợp đồng liên quan về bất động sản chỉ có 2 cơ quan duy nhất là Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.

Mặt khác theo Nghị định 08/2020 “Về tổ chức và hoạt động của Thừa Phát Lại” quy định:

Tại khoản 3 điều 2: Vi Bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa Phát Lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Tại khoản 4, khoản 5 điều 37 quy định các trường hợp không được lập Vi Bằng:

Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính;

Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Tại điều 36 Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng:
Vi Bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy việc “Mua bán nhà đất qua công chứng Vi Bằng” là hoàn toàn sai, Vi Bằng của Thừa Phát Lại không có chức năng công chứng mà việc này thuộc thẩm quyền Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.

Vì sự cả tin, không tìm hiểu rõ về thông tin nhiều người đã bị những đối tượng có dã tâm lừa đảo lợi dụng hoạt động lập Vi Bằng thông qua việc tư vấn cho khách hàng, người mua sai lệch thông tin dẫn đến tiền mất mà hồ sơ, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất chưa hoàn thành mà tìm người bán không thấy đâu.

Vi Bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền cọc/ tiền mua bán đất đai

Vi Bằng ghi nhận hành vi bàn giao, trao trả giấy tờ có liên quan trong hoạt động mua bán.

Vi Bằng ghi nhận sai phạm trong thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Vi Bằng ghi nhận hiện trạng đất, tài sản gắn liền với đất khi tiến hành bàn giao tài sản giữa hai bên….


Như vậy để tránh những rủi ro không đáng có,chúng ta cần hiểu rõ về chức năng, giá trị pháp lý của Vi Bằng thông qua sự tư vấn nhiệt tình, giải thích rõ ràng của văn phòng Thừa Phát Lại.

Ngoài ra cũng cần tìm hiểu thêm một số thông tin thửa đất mà mình định cọc, mua như: Đất có thực sự là của người bán?, đất có tranh chấp không ?, đất có nằm trong kế hoạch quy hoạch không?…


Hãy Tự Chủ Động Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Chính Mình


Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline

️

️

️

️

️

️

️

️

️

️