Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mẫu thuẫn xảy ra thường xuyên dẫn tới nhiều cặp vợ chồng ly hôn. Trong thời kỳ hôn nhân kéo dài hàng chục năm hay thậm chí chỉ 1, 2 năm thì vợ chồng cũng đã tạo dựng được lên không ít tài sản chung, có tài sản là động sản, có tài sản là bất động sản, có tài sản có giấy tờ đứng tên chính chủ của họ, có tài sản chưa sang tên được do vướng mắc hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận đứng tên họ vì chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật …
Chị X và anh Y kết hôn từ năm 2000, sau khi kết hôn đến nay anh chị đã mua được 2 căn nhà, một căn nhà tại quận Đống Đa đã hoàn tất thủ tục sang tên “Sổ đỏ” cho anh Y, chị X và một căn nhà tại quận Hà Đông vẫn chưa có “Sổ đỏ” đứng tên anh Y, chị X mà chỉ có các giấy tờ mua bán, chuyển nhượng viết tay. Do anh Y thường xuyên cờ bạc, nợ nần không chịu làm ăn và đánh đập chị X nên chị X quyết định nộp đơn ly hôn lên tòa, Tòa án có hướng dẫn chị về việc tài sản chung hai anh chị có thể tự thỏa thuận mà không cần yêu cầu Tòa án giải quyết để giảm bớt chi phí cho anh chị. Vì vậy, chị X và anh Y đã thỏa thuận chia tài sản là Chị X được chia sở hữu riêng căn nhà ở Hà Đông còn anh Y thì được chia sở hữu riêng căn nhà ở Đống Đa, ngoài ra do giá trị căn nhà ở Đống Đa lớn hơn nên anh Y “đền bù” cho chị X số tiền là 500 triệu.
Sau đó, chị X đến Văn phòng công chứng để làm Thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng. Nhưng khi đến Văn phòng công chứng thì chị X bị từ chối việc lập thỏa thuận đối với căn nhà ở Hà Đông của chị do chưa có “Sổ đỏ”. Chị X rất lo sợ về việc nếu không công chứng được thì sau này anh Y lật lọng đòi chia nhà Hà Đông và anh Y cũng không chịu giao cho chị số tiền 500 triệu nữa.
Vậy chị X là phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình ???
Chị X hãy đề nghị Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của chị X và anh Y, những nghĩa vụ của anh Y trong việc phân chia này. Nếu như anh Y không thực hiện đúng thỏa thuận hoặc tranh chấp thì Vi bằng sẽ là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chị X.
Theo quy định tại Nghị định số 08/2020: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Hotline 0️⃣9️⃣1️⃣9️⃣2️⃣5️⃣6️⃣8️⃣3️⃣8️⃣