Khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, khi Chính phủ Nhật mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài để bù đắp cho lượng lao động thiếu hụt trong nước, “dịch vụ” xuất khẩu lao động Nhật Bản xuất hiện. Hình thức này còn được biết dưới dạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Tuy nhiên, do áp lực kiếm tiền và do bị người xấu xúi giục, nhiều bạn thực tập sinh Nhật Bản đã bỏ trốn ra ngoài làm việc, dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Mục tiêu sang Nhật Bản của các bạn thực tập sinh là để học hỏi kỹ năng làm việc, khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong thời gian thu nghiệp để áp dụng vào công việc và trong cuộc sống của TTS khi trở về, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình được phát triển.
Nhưng, không phải ai cũng nhận thức được tất cả những điều này, nhiều bạn thực tập sinh với mục đích sang Nhật đi làm, nhưng cuối cùng không biết vì lý do gì, hay công việc quá ít, hay do bị kẻ xấu xúi giục khiến họ phá vỡ hợp đồng để bỏ trốn ra ngoài làm việc. Trong nửa đầu năm nay, số tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn là 1.618 người và chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là Trung Quốc với 859 người.
Hành vi này gây thiệt hại về kinh tế đối với công ty xuất khẩu lao động, người lao động nếu bị phát hiện sẽ bị trục xuất về nước sớm, thiệt hại không thể đo lường được. Vì thế các công ty xuất khẩu lao động đã đưa ra biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả: Đó là yêu cầu các bậc phụ huynh của du học sinh đang sinh sống trong nước phải bảo lãnh, cam kết cho con em mình. Với lời cam kết sẽ chấp nhận bồi thường thiệt hại cho công ty một số tiền lớn khi con em mình bỏ trốn, Các công ty XKLĐ hoàn toàn có thể khởi kiện tới tòa án khi sự việc không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, để lời cam kết không bị lật lọng, không xảy ra tranh chấp, các công ty XKLĐ đã yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng để ghi nhận lại những thỏa thuận giữa phụ huynh du học sinh với công ty. Vi bằng có giá trị chứng cứ, không cần phải chứng minh, giúp cho các công ty XKLĐ có được cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cần thiết.