LÀM THẾ NÀO KHI MỘT BÊN BỐ HOẶC MẸ BỊ CẢN TRỞ QUYỀN THĂM NOM CON SAU LY HÔN?

LÀM THẾ NÀO KHI MỘT BÊN BỐ HOẶC MẸ BỊ CẢN TRỞ QUYỀN THĂM NOM
CON SAU LY HÔN?

Khi vợ chồng ly hôn thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ huyết thống kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng, thực hiện đúng nghĩa vụ và vai trò của mình trong mối quan hệ này, phổ biến là tình trạng người nuôi con cố tình gây khó khăn, ngăn cản người kia thăm nom và chăm sóc con chung. Nếu bạn trong trường hợp này, thì bạn phải làm sao để bảo vệ quyền thăm nom của mình?
Bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1 : Yêu cầu cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành quyền thăm nom con.
Bước 2: Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Dù thực hiện theo cách nào thì bạn cần phải chứng minh được hành vi cản trở gấy khó khăn của người trực tiếp nuôi con. Bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận hành vi và làm chứng cứ trước Tòa án nhằm mục đích bảo bệ quyền được thăm nom của mình.Việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi gây khó khăn, cản trở quyền thăm nom sẽ là một trong những nguồn của chứng cứ đảm bảo có lợi cho người yêu cầu. Khi bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, quyết định cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục.
Pháp luật đã có quy định đầy đủ về vấn đề thăm con sau ly hôn, trong đó có các biện pháp chế tài nghiêm khắc. Nếu phát hiện có những hành vi gây khó, cản trở việc thăm con thì người trong cuộc nên mạnh dạn nhờ đến pháp luật và các cơ quan chức năng can thiệp hoặc tạo lập Vi bằng..v.v…để bảo vệ quyền thăm nom của mình.
Trên đây là thông tin về việc lập vi bằng ghi nhận hành vi gây khó khăn trong thăm nom con sau ly hôn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho tất cả mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *