Lập Vi bằng cho việc đặt cọc mua căn hộ chung cư đang thế chấp tại ngân hàng

 

Năm 2020, các nhà đầu tư tại Hà Nội đã triển khai thực hiện rất nhiều các dự án và chào bán các căn hộ chung cư của các dự án này tới khách hàng quan tâm.

 

Các chung cư này đã được đánh giá không chỉ đảm bảo về tính tiện ích, đảm bảo an toàn mà mức giá mà các chủ đầu tư này đưa ra cũng khá hợp lý đối với các mức thu nhập của người dân Hà Nội hiện nay.

 

Đặc biệt các ngân hàng cũng không ngừng triển khai các gói vay ưu đãi dành cho khách hàng có nhu cầu mua chung cư trả góp ở hà nội. Điều này càng giúp cho khách hàng dễ dàng sở hữu căn hộ cho riêng mình hơn.

 

Khách hàng mua chung cư trả góp tại Hà Nội 2020 phần đông là những người có thu nhập ở mức trung bình nhưng ổn định và có khả năng chỉ trả các khoản lãi suất trả góp theo từng kỳ.

 

Do đó trước khi quyết định mua chung cư trả góp bạn cần hiểu rõ bản chất của hình thức mua nhà này và cân nhắc kỹ đến những vấn đề về tài chính, uy tín của chủ đầu tư để không bị lừa.

 


 Thế nào là mua chung cư trả góp?

 

Mua chung cư trả góp thực chất là hình thức vay mua nhà dự án từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để thanh toán tiền nhà cho chủ đầu tư.

 

Bạn có thể được vay từ 70%  – 100% giá trị căn nhà tùy vào tình hình tài chính cũng như hạn mức cấp tín dụng của ngân hàng.

 

Tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể dùng tài sản khác hoặc dùng chính căn nhà mua làm tài sản đảm bảo. Số tiền vay bao gồm vốn và lãi bạn phải trả dần theo tháng hoặc quý theo thời hạn và lãi suất được thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn

 

Một số dự án chung cư có liên kết, ngân hàng sẽ linh hoạt ân hạn vốn gốc cho từ 6 tháng đến 1 năm để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.

 

Với những dự án chung cư đã hoàn thiện thì việc mua chung cư khá đơn giản.

Tuy nhiên với thời thời hạn trả góp quá lâu (20-30 năm) nên không phải ai cũng theo đuổi  được để tất toán được khoản vay. Một vài người  cần tiền làm ăn, kinh doanh, hoặc muốn mua một căn chung cư mới, … Nhưng đều gặp khó khăn vì không thể công chứng hợp đồng mua bán do Căn hộ đang bị thế chấp tại ngân hàng.

Vậy làm thế nào để người mua có thể mua nhà, còn người bán thì có thể bán nhà ??

Giải  pháp tốt nhất đó là hình thức “đặt cọc” để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán. Theo Điều 328. Bộ luật dân sự 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Hình thức của Hợp Đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên việc giao kết khá đơn giản, giúp người mua và người bán dễ dàng thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, đây chính là mầm mống khiến nhiều tranh chấp xảy ra, bởi tâm lý của người đặt cọc khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn mà chưa nhận được gì ngoài lời cam kết của người bán, họ luôn lo sợ đối tác sẽ không thực hiện hoặc hủy ngang cam kết khiến số tiền đặt cọc có nguy cơ mất trắng.

Để giải quyết cho vấn đề này, ngày 24/02/2014 Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Văn phòng Thừa Phát Lại quận Hà Đông, với chức năng chính là lập Vi Bằng, ghi nhận trung thực, khách quan các sự kiện, hành vi trên địa bàn thành phố. Với các sự kiện như đặt cọc tiền để chuyển nhượng, các thỏa thuận, các cam kết dân sự khi có yêu cầu của khách hàng, sẽ được Thừa Phát Lại ghi nhận cụ thể, chi tiết trong vi bằng. Từ đó, các bên sẽ có căn cứ pháp lý vững chắc để sử dụng khi khởi kiện cũng như các quan hệ pháp lý liên quan. Đây cũng là loại văn bản đã giúp tháo gỡ nhiều khóa khăn trong công tác xét xử cũng như giải quyết các vụ án phức tạp của Tòa Án. Với Vi bằng trong tay, người đặt cọc và người nhận đặt cọc đều có thể yên tâm khi thực hiện các giao dịch, đồng thời tôn trọng, thiện chí thực hiện đúng các thỏa thuận giữa các bên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *