Một tình huống từ Ông Nguyễn Thành T gửi đến văn phòng như sau:
Tôi năm nay tuổi đã cao, cộng thêm với sức khỏe yếu nên nhân lúc tinh thần còn minh mẫn. Tôi muốn lập di chúc phân chia tài sản của mình một cách rõ ràng cho các con của tôi để tránh trường hợp sau khi tôi qua đời lại phát sinh tranh chấp gây mất đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Các tài sản mà tôi muốn lập di chúc gồm có: Quyền sở hữu, sử dụng nhà ở, các công trình xây dựng và cây cối trên diện tích 350 m2 đất ở và 420 m2 đất. Toàn bộ tài sản trên thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi. Do đó, tôi muốn chia cho các con của mình theo diện tích đất thực tế.
Vậy thì, việc lập di chúc của tôi có cần phải công chứng hoặc chứng thực không? Nếu không thì tôi phải làm sao để việc lập di chúc của tôi vẫn có hiệu lực?
Văn phòng thừa phát lại quận Hà Đông tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Nhắc đến lập “Di chúc” ẳc hẳn nhiều người chưa quen với việc này nhiều tình huống khi qua đời việc phân chia tài sản thừa kế có thể nảy sinh mâu thuẫn khó có thể lường trước được. Tuy nhiên, khi đã lập xong di chúc rồi thì có cần cần bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực không? Câu trả lời nằm tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”. Nói cách khác đối với di chúc không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, nhưng nếu muốn ghi nhận hành vi lập di chúc của mình nhằm đảm bảo an toàn về mặt pháp lý sau này chúng ta có thể tìm tới Thừa phát lại. Họ sẽ tiến hành lập vi bằng và vi bằng chính là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật”.
Đây sẽ là chứng cứ không thể bác bỏ trong chứng minh việc đã tiến hành lập Vi bằng ghi nhận việc lập di chúc.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 0️⃣️9️⃣️1️⃣️9️⃣️2️⃣️5️⃣️6️⃣️8️⃣️3️⃣️8️⃣️
#vanphongthuaphatlaihadong
#thuaphatlai
#vibang