Nói xấu, làm nhục người khác trên mạng xã hội- giải quyết thế nào?

Hiện nay mạng xã hội đang ngày càng phổ biến bởi những tiện ích mà nó mang lại, tuy nhiên đi kèm với những tiền ích đó là những mặt tối của nó. Trong khoảng thời gian trước đây, người dùng internet chủ yếu là ẩn danh, cũng bời tính ẩn danh của mạng internet mà người dùng có thể thoải mái bày tỏ ý kiến, phát ngôn của mình mà không để ý đến những ảnh hưởng mà nó có thể mang lại. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội và mạng internet, môi trường mạng đã và đang ngày càng loại bỏ tính ẩn danh của mình, người sử dụng internet đã và đang phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Thực tế, cậu chuyện viết status nói xấu nhau, chửi “đổng” nhau hay vu cáo nhau trên Facebook hay bất cứ một mạng xã hội nào khác không phải là chuyện hiếm. Song thực tế, để kiện nhau ra toà thì rất ít. Bởi khi xảy ra chuyện, nhiều người tặc lưỡi cho rằng “thôi, kệ”, rồi cho qua. Trong trường hợp muốn bảo vệ danh dự cho mình thì cần phải làm gì?

Có thể làm đơn tố cáo, kiện ra tòa

Nhiều người có quan niệm, Facebook là không gian ảo nên muốn nói gì thì nói mà không cần biết, không cần quan tâm đến lời nói mình có làm tổn thương đến người khác hay không.

“Người dùng Facebook cần phải hiểu rằng những lời nói, viết xúc phạm người khác trên Facebook là hành vi vi phạm pháp luật, bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính; bị bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm; nếu gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự ở các tội: nhục người khác (điều 155 bộ luật Hình sự 2015), với mức hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (khoản 1), từ 3 tháng đến 2 năm (khoản 2); từ 2 năm đến 5 năm (khoản 3); Tội vu khống (điều 156 bộ luật Hình sự 2015) với mức hình phạt: phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm (khoản 1); phạt tù từ 1 năm đến 3 năm (khoản 2); phạt tù từ 3 năm đến 7 năm (khoản 3); Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (điều 288 bộ luật Hình sự 2015) với mức hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (khoản 2)”

Vậy khi bị nói xấu trên Facebook thì phải xử lý thế nào?

Việc phát ngôn hay nói xấu nhau trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đều có chung một đặc điểm đó là rất dễ dàng bị xóa đi bởi người đăng tải, bởi vậy nên việc mà người bị nói xấu cần làm trước tiên đó là phải lưu lại bằng chứng.

Vi bằng do Thừa phát lại lập là văn bản có giá trị chứng cứ, được tòa án sử dụng làm căn cứ xét xử, bởi vậy mà vi bằng chính là công cụ hữu hiệu mà người bị nói xấu có thể sử dụng để bảo vệ mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 091 339 2838

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *