SÁCH “THẬT” ĐẤU SÁCH “GIẢ”: CUỘC CHIẾN TỪ KHÔNG CÂN SỨC TRỞ NÊN CÂN SỨC NHỜ VI BẰNG

Hiện nay, hành vi in ấn và phát hành sách giả hiện nay quá tinh vi và hiện đại. Không chỉ một số cơ sở đã được định danh về việc kinh doanh và phát thành sách giả, còn rất nhiều trang thương mại điện tử tham gia vào việc phát hành sách giả. Độc giả không phân biệt được đâu là đơn vị chuyên bán sách giả và không phân biệt được sách giả với sách thật vì quá giống nhau.

Hiện tượng sách lậu, sách giả được bán công khai, tràn lan trên thị trường, nhất là tại các đô thị lớn. Sách giả được bán rất nhiều ở các nhà sách, bán trên vỉa hè, thậm chí là len lỏi cả vào các trường học.

Qua khảo sát của Hội Xuất bản Việt Nam, số sách giả hiện nay được phân phối, phát hành ở quy mô rộng lớn và rất phức tạp. Theo ông Lê Hoàng, sách giả không chỉ xuất hiện trong các cửa hàng sách truyền thống mà còn được rao bán trên các sàn thương mại điện tử theo hình thức cho cá nhân, đơn vị khác thuê “chỗ” kinh doanh nên đa số sàn không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng của sách.

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại có những cuốn sách giả rẻ, chiết khấu cao đến vậy?

Bởi vì, làm sách lậu chỉ việc scan và copy những cuốn sách thật ra bán. Người làm sách giả không hề trả tiền bản quyền cho tác giả. Nếu là sách mua bản quyền từ nước ngoài, các công ty sách phải trả thêm tiền dịch, tiền hiệu đính, mà nhiều khi những khoản tiền này không hề nhỏ. Kẻ làm sách giả, sách lậu không phải chi trả tiền cho dịch giả, người hiệu đính, biên tập viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa… Rất nhiều khoản chi phí họ không hề mất. Chỉ việc scan và in ra bán.

Có thể nói, sách giả, sách lậu khiến tác giả mất đi tác quyền, không được nhận phần tiền bản quyền lẽ ra họ xứng đáng được nhận. Các công ty sách, các nhà xuất bản. Họ bị mất đi cả thương hiệu lẫn doanh thu, họ bị ảnh hưởng cả uy tín lẫn kinh tế. Đáng quan tâm hơn là đối tượng bị ảnh hưởng đó chính là bạn đọc, bị mua sách sai nội dung, kém thẩm mỹ, bị đắt. Và nguy hại lớn nhất đó là xã hội, xã hội chấp nhận sách lậu tức là chấp nhận ăn cắp.

Từ đây chúng ta thấy, sách giả là vấn đề nhức nhối đối với cả nước chứ không riêng bất kỳ địa phương nào. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc sản xuất và lưu hành sách giả cho thấy pháp luật đang có phần “hụt hơi”, chạy theo không kịp thực tiễn. Vì thế, nhiều đơn vị làm sách đang chới với trong cuộc chiến không cân sức giữa hàng giả với hàng thật.

Chính vì vậy, Các nhà Xuất Bản đã tự đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi, bảo vệ sự sống còn của mình với sự đồng hành của Thừa Phát Lại. Mỗi khi phát hiện sách của mình bị in lậu rồi bán qua các sàn thương mại điện tử hay bất kỳ nơi nào trên thị trường,  các nhà Xuất Bản sẽ yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng ghi nhận chi tiết, khách quan những hành vi vi phạm này. Vi bằng có giá trị chứng cứ sử dụng để tố cáo cũng như ngăn chặn các cá nhân sản xuất, tiêu thụ sách sách lậu, Ngoài ra Vi Bằng còn có thể được Tòa Án xem xét làm chứng cứ để buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm bồi thường thiệt hại tương xứng cho các nhà Xuất Bản.

Sách là loại hàng hóa đặc biệt, một loại tài sản cao quý và đáng trân trọng nhất – đó chính là trí thức. Nếu ai cũng lao vào kiếm tiền trên sách, “làm bậy” thì thử hỏi tương lai sẽ đi về đâu?

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *