Căn cứ vào Nghị định 61/2009/NĐ-CP ta có định nghĩa về Thừa phát lại như sau:
“Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.”
Để trở thành thừa phát lại, đầu tiên cần phải đáp ứng đủ 6 tiêu chuẩn dưới đây:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Khi có đủ các tiêu chuẩn trên, nguời muốn trở thành Thừa phát lại có thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo quy định để được Bộ truởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại.