VI BẰNG GHI NHẬN CHỨNG CỨ GHI ÂM, GHI HÌNH VÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ

✴✴Công nghệ phát triển việc cho vay mượn, các giao dịch mua bán trở nên nhanh chóng sau vài tin nhắn, cuộc gọi, tuy nhiên những rủi ro xung quanh đó là điều đáng lo ngại, nhiều trường hợp cho bạn, người thân quen vay tiền chỉ thông qua vài dòng tin nhắn kèm theo một giao dịch ngân hàng là xong, nhưng đến khi đòi lại thì người bạn đó tự nhiên trở thành “người lạ”, khoản tiền mình đã từng “nài lưng” làm việc rơi vào bờ vực mất trắng nhưng lại không có căn cứ vững chắc và những căn cứ đó có thể có nguy cơ bốc hơi. Nhiều câu hỏi đặt ra liệu những đoạn tin nhắn trên facebook, zalo… có thể được coi là chứng cứ trước toà không?
👉👉Điều 94 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định, nguồn chứng cứ bao gồm: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Các nguồn khác pháp luật có quy định.
👉👉👉 Điều 99 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 nêu rõ: dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác; Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
👉👉👉 Như vậy, những tin nhắn trao đổi qua Facebook có thể được xem là một nguồn chứng cứ và dùng làm chứng cứ chứng minh tại tòa án.
👀👀Tuy nhiên thực tế hiện nay nếu không kịp thời – những dữ liệu điện tử có nguy cơ bị mất do bị xoá bỏ, hư hỏng phương tiện lưu trữ…chính vì thế để đảm bảo tính pháp lý và kịp thời của chứng cứ này, bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng bởi Vi Bằng là có giá trị chứng cứ, không cần chứng minh giúp bạn rút ngắn nhiều thủ tục phức tạp, rắc rối trong quá trình đòi lại số tiền đã cho “Vay” của mình.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0️⃣9️⃣1️⃣9️⃣2️⃣5️⃣6️⃣8️⃣3️⃣8️⃣

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *