VI BẰNG TRONG QUÁ TRÌNH THU GIỮ TÀI SẢN BẢM ĐẢM.

🔥🔥Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
💢💢Nợ xấu không chỉ là vấn đề của các tổ chức tín dụng, mà là của cả nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu luôn được các quốc gia quan tâm tháo gỡ, đặc biệt để bảo vệ quyền sở hữu của chủ nợ.
🔰🔰Theo điều 299 BLDS 2015 quy định các trường hợp “xử lý tài sản bảo đảm” như sau:
1️⃣ Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2️⃣ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3️⃣ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
🔰🔰Tại nghị định 163/2006/NĐ-CP “Nghị Định về Giao Dịch Bảo Đảm” ngày 29 tháng 12 năm 2006 trước đây đã nêu rất rõ về quyền của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản đảm bảo nay đựơc thay thế bởi nghị định 21/2021 “Nghị định quy định thi hành bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện thực hiện nghĩa vụ” có hiệu lực ngày 15/5/2021: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, đồng thời khi đến thời hạn bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm thì không cần có văn bản đồng ý của bên bảo đảm mà chỉ cần thực hiện việc thông báo đến các chủ thể có tài sản bảo đảm trong thời hạn trước 10 ngày(15 ngày đối với bất động sản). Đây là một quy định mới, điều này giúp bên nhận bảo đảm dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm, và tất nhiên đánh mất đi quyền chủ động của bên có tài sản bảo đảm. Ngoài ra tại điều 52 của nghị định mới này quy định: “Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản bảo đảm, để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết”.
✅ Mặt khác tại Nghị quyết 42/2017/QH14, Tổ chức tính dụng đã được quyền tự mình thu giữ tài sản để xử lý tài sản bảo đảm.
⏩⏩Quy định này đã góp phần giúp việc xử lý nợ xấu nói riêng và xử lý nợ nói chung của khối Ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
😖😖😖 Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng không phải là điều dễ dàng, nhiều trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, một số trường hợp thì bỏ trốn, một số khác đợi sau khi ngân hàng thu giữ nhà, đất thì khai khống số tài sản để trong nhà lên hàng tỷ đồng để chống đối, gây khó khăn cho việc xử lý và đấu giá tài sản.
💡💡Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung thường yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng song song với quá trình thu giữ tài sản.
👏👏Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận đầy đủ, chi tiết, chính xác, khách quan quá trình thu giữ cũng như thực trạng, số lượng hàng hóa, tài sản và các hành vi, sự việc diễn ra trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Vi Bằng có giá trị chứng cứ không cần chứng minh, được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác giúp cho quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Các hành vi chống đối, khai khống tài sản cũng khó có thể thực hiện được.
✨✨✨ Các trường hợp thường lập Vi Bằng phổ biến hiện nay trong quá trình thu giữ tài sản đảm bảo
✔Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ bàn giao tài sản;
✔Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng Bất động sản/động sản và quá trình tiếp nhận (thu giữ);ví dụ hiện trạng nhà – đất, nhà xưởng, ôtô…
✔Lập vi bằng ghi nhận hành vi giao Thông báo yêu cầu bên có nghĩa vụ NHẬN lại tài sản;
✔Lập vi bằng ghi nhận quá trình di dời TÀI SẢN của bên có nghĩa vụ ra ngoài (nếu có).
🏠Văn phòng Thừa Phát Lại quận Hà Đông luôn cung ứng tới khách hàng dịch vụ lập vi bằng tốt nhất, với sự chuyên nghiệp và tận tâm!
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0️⃣9️⃣1️⃣9️⃣2️⃣5️⃣6️⃣8️⃣3️⃣8️⃣ ️ ️ ️ ️ ️ ️ ️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *