Phân chia tài sản đồng sở hữu

Chia tài sản luôn là vấn đề được quan tâm đến trong xã hội với mức sống ngày càng hiện đại như ngày nay. Các hộ gia đình chung sống với nhau thường là sẽ có mối quan hệ huyết thống với nhau từ khá lâu. Tuy nhiên thì không thể nào là không tránh khỏi các vấn đề xảy ra khi sống chung với nhau, đặc biệt là vấn đề về tranh chấp việc chia tài sản. Việc tranh chấp tài sản luôn là một vấn đề phức tạp đối với mỗi hộ gia đình. Như vậy thì việc chia tài sản đồng sở hữu được pháp luật quy định như thế nào?

Tài sản đồng sở hữu là gì?

Tài sản đồng sở hữu là tài sản nhiều người đều có chung quyền sở hữu đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản đồng sở hữu thì có quyền sở hữu chung. Theo quy định tại Điều 207 của Bộ Luật này về sở hữu chung và các loại sở hữu chung bao gồm:

  • Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
  • Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Ngoài ra còn có quy định về sở hữu chung theo phần là người sở hữu chỉ được sở hữu phần tài sản đó và các quyền liên quan đến tài sản đó. Sở hữu theo phần bao gồm:

  • Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các quy định pháp luật về tài sản đồng sở hữu

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì các quy định về đồng sở hữu như sau:

Về sở hữu chung đối với gia đình:

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Về sở hữu chung của vợ chồng:

  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Định đoạt tài sản đồng sở hữu

Nếu như không xác định được phần tài sản của mình trong phần tài sản chung thì: Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên mọi mặt của tài sản đồng sở hữu thì người sở hữu chung sẽ phải dựa trên sự thỏa thuận và thực hiện theo đúng phần sở hữu của mình quản lý.

Ngoài ra còn có một số các quyền định đoạt khác như:

  • Một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Kết luận

Tài sản đồng sở hữu được quy định theo pháp luật tương tự như tài sản sở hữu chung. Về các quyền định đoạt liên quan đến tài sản đồng sở hữu như: Định đoạt tài sản chung hợp nhất, bán phần quyền sở hữu của mình, từ bỏ phần quyền sở hữu của mình,…Tất cả các quyền định đoạt trên phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quy định.

——————————————————————-
𝐕𝐚̆𝐧 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐋𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐯𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦!
📣📣📣 𝐐𝐮𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐋𝐚̣̂𝐩 𝐕𝐢 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠, 𝐱𝐢𝐧 𝐯𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂:
——————————————————————-
🔔🔔🔔 VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 🔔🔔🔔
——————————————————————-
🏢 𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉: 𝐀𝟐𝟔 𝐤𝐡𝐮 đ𝐚̂́𝐮 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐚̂́𝐭 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐚̣𝐧 𝐏𝐡𝐮́𝐜, 𝐪𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢
🌏 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://thuaphatlaihadong.com
🌏 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: thuaphatlaihadong@gmail.com
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨: http://zalo.me/0919256838
🌏 𝐙𝐚𝐥𝐨 𝐎𝐀: https://zalo.me/1185111006830167616
🌏 Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢: (𝟎𝟐𝟒) 𝟔𝟔𝟓𝟖 𝟑𝟑𝟓𝟓 – (𝟎𝟐𝟒) 𝟐𝟐𝟑𝟗 𝟑𝟑𝟖𝟖
🌏 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟏𝟗 𝟐𝟓𝟔 𝟖𝟑𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟑𝟑𝟗 𝟐𝟖𝟑𝟖