𝐊𝐲̀ 𝟏: 𝑻𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒍𝒂̣𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀? 𝑳𝒂̣̂𝒑 𝒗𝒊 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
𝐊𝐡𝐨𝐚̉𝐧 𝟏 Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝟐 𝐍𝐠𝐡𝐢̣ đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐬𝐨̂́ 𝟎𝟖/𝟐𝟎𝟐𝟎/𝐍Đ-𝐂𝐏 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚:
“𝑇ℎ𝑢̛̀𝑎 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑙𝑎̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑜́ đ𝑢̉ 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑁ℎ𝑎̀ 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑏𝑜̂̉ 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑚 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑜̂́𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑡, 𝑙𝑎̣̂𝑝 𝑣𝑖 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔, 𝑥𝑎́𝑐 𝑚𝑖𝑛ℎ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑖 ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑎́𝑛 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑖 ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑎́𝑛 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑦 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑁𝑔ℎ𝑖̣ đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑣𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑜́ 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛”.
Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.
Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi xảy ra trong thực tế do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng. Đặc biệt là việc lập vi bằng để mua bán đất bởi vi bằng được Thừa phát lại lập dựa theo thực tế chứng kiến, hành vi, sự kiện có thật nên sẽ là một trong những nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng khi có tranh chấp.
𝑲𝒉𝒐𝒂̉𝒏 3 Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 36 𝑵𝒈𝒉𝒊̣ đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒔𝒐̂́ 08/2020/𝑵Đ-𝑪𝑷 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒔𝒂𝒖:
“𝑉𝑖 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛́ đ𝑒̂̉ 𝑇𝑜̀𝑎 𝑎́𝑛 𝑥𝑒𝑚 𝑥𝑒́𝑡 𝑘ℎ𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑣𝑢̣ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑣𝑎̀ ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑦 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑡; 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎̆𝑛 𝑐𝑢̛́ đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑔𝑖𝑢̛̃𝑎 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑜̛ 𝑞𝑢𝑎𝑛, 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐, 𝑐𝑎́ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑦 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑡”.
Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, hồ sơ do chính Thừa phát lại thực hiện cũng như thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.