Hụi, họ, biêu phường là một hình thức giao dịch tài sản theo tập quán mang tính tự phát dẫn đến việc giải quyết các vấn trong tranh chấp là rất phức tạp, khó khăn.
Theo quy định của pháp luật về lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường được quy định cụ thể tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP. Bao gồm:
- Lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường có lãi
- Theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
- Theo số tiền mà từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ;
- Lãi suất phát sinh do chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ – tương ứng số tiền chậm giao và thời gian chậm giao.
- Theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
- Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên.
- Lãi suất phát sinh do thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ – tương ứng số tiền chậm góp và thời gian chậm góp.
- Trường hợp họ không có lãi thì xác định lãi tương tự với Lãi suất phát sinh do chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ nêu trên;
- Trường hợp họ có lãi thì lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự 2015.
Giải quyết tranh chấp trong hụi, họ, biêu, phường
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì khi phát sinh tranh chấp hụi, họ, biêu, phường thì tranh chấp có thể được giải quyết thông qua ba hình thức:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các bên tranh chấp có thể tự tính lãi dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc dựa trên quy định pháp luật để đi đến thương lượng, hòa giải. Nếu không thể thương lượng, hòa giải, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Lúc này, Tòa án sẽ là chủ thể giải quyết tranh chấp và tính lãi và yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện trả lãi.
Cách tính lãi trong tranh chấp, hụi, họ, biêu, phường
Dựa trên các quy định pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường thì khi các bên tranh chấp về số tiền thì việc tính lãi vẫn được đặt ra cho cả họ có lãi và họ không có lãi:
- Đối với tranh chấp liên quan đến tiền lãi trong các họ có lãi thì Tòa án sẽ tính lãi dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào lãi do thành viên đưa ra để lĩnh phần họ tại mỗi kỳ mở họ. Tuy nhiên, không vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
- Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ thì Tòa án sẽ tính lãi này dựa trên thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP tương ứng số tiền chậm giao và thời gian chậm giao; hoặc bằng bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên nếu các bên không thỏa thuận;
- Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền thành viên không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ (sau khi đã lĩnh họ) trong họ không có lãi thì Tòa án áp dụng cách tính lãi dựa trên thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP tương ứng với số tiền chậm góp và thời gian chậm góp; hoặc bằng bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên nếu các bên không thỏa thuận;
- Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ (sau khi đã lĩnh họ) trong họ có lãi thì Tòa án tính tính lãi chậm trả bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên tương ứng với số tiền chậm góp và thời gian chậm góp;
- Đối với trường hợp chủ họ và thành viên vay tiền nhau để giao họ hay góp họ thì Tòa án tính lãi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Phần lãi suất vượt quá quy định được Tòa án xử lý như thế nào
Để bảo vệ quyền lợi cho các bên, trong trường hợp lãi suất do các bên áp dụng vượt quá quy định pháp luật thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ áp dụng các quy định pháp luật để tính lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường.
Lập vi bằng ghi nhận sự thoả thuận lập sổ họ
Để có cơ sở cho việc khởi kiện tranh chấp lãi suất cũng như phòng ngừa rủi ro từ việc tham gia hụi, họ, biêu, phường; những người chơi họ nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc lập sổ họ, thỏa thuận về dây họ. Tất cả các thành viên trong dây họ phải tham gia buổi họp và thảo luận để thống nhất đầy đủ các nội dung khi tham gia giao dịch họ. Thừa phát lại sẽ chứng kiến buổi làm việc và lập vi bằng ghi nhận toàn bộ những nội dung về việc việc lập sổ họ, thoả thuận về dây họ, lãi suất trong họ, tổ chức hốt họ,…
Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các thành viên về việc tính lãi khi tham gia họ, Vi bằng của Thừa phát lại là căn cứ để những người tham gia họ tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu Tòa án giải quyết để tính lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường. Ngoài ra nếu xảy ra trường hợp vỡ họ, các thành viên có thể yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạn tài sản.